
Tadao
Ando
KIẾN TRÚC
CỦA HƯ VÔ
Chuỗi đọc sách mùa hè 2024
cùng podcast Giả thuyết kiến trúc -Architecture Hypothesis

Kiến trúc của hư vô
Hư vô (mu) trong kiến trúc của Tadao Ando được chúng tôi lựa chọn làm chủ đề cho chuỗi ba buổi đọc sách vào mùa hè năm nay trên nền tảng online của podcast Giả thuyết kiến trúc.
Dựa trên việc cùng đọc đoạn đối thoại giữa Jin Beak và Tadao Ando trích từ cuốn sách “Hư vô: không gian Thánh thiêng của Tadao Ando”, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về quan điểm thiết kế của Tadao Ando và cách mà triết lý hư vô của Kitaro Nishida đã thấm vào kiến trúc của ông.

"Không gian hư vô là nơi con người tìm thấy chính mình và sự phong phú của cuộc sống"
Tadao Ando
Buổi 1 - Online
Hỗn loạn và hời hợt
Đã kết thúc
Những hồi tưởng của Tadao Ando về sự hỗn loạn của bầu không khí xã hội Nhật Bản vào thập nhiên 1960 và 1970, bắt đầu từ câu hỏi của Jin Beak, “có vẻ như những năm 1960 và 1970 rất quan trọng trong việc hình thành nền tảng cho sự nghiệp kiến trúc sư của ông?”.

Buổi 2 - Online
Không gian hư vô (mu)
Đã kết thúc
Đứng trước câu hỏi về sự liên quan giữa sự hư vô với kiến trúc, Tadao Ando đã cho rằng, “ Không gian hư vô là nơi con người tìm thấy chính mình và sự phong phú của cuộc sống. Không gian hư vô là nơi người ta đấu tranh để đạt đến tầng sâu hơn của bản thân”

Buổi cuối - Online
Nơi ở của thần thánh
Đã kết thúc
Cho rằng rằng triết lý hư vô của Nishida là cầu nối giữa các tôn giáo, Tadao Ando kể về những kiến trúc nhà thờ do ông thiết kế, “tôi tin rằng Chúa tồn tại bên trong con người và những nhà thờ của tôi phản ánh điều này”. Jin Baek tiếp tục so sánh chúng với khoảng trống kinh ngạc trong công trình của Boullée để làm rõ hơn khoảng không hư vô trong kiến trúc của Tadao Ando.


Tham gia ngay
Các buổi đọc sẽ được diễn ra dưới hình thức online trên trang thành viên của podcast Giả thuyết kiến trúc www.ahpatron.com