
Sách nói kiến trúc
Khu vườn của
kiến trúc sư
Garden Design and Architects' Gardens
William Robinson | 1892
Giả Thuyết Kiến Trúc xin giới thiệu sách nói kiến trúc đầu tiên bằng tiếng Việt với tựa đề “Khu vườn của kiến trúc sư”, được chuyển thể từ cuốn sách kinh điển “Garden Design and Architects' Gardens” của William Robinson. Đây là một sản phẩm độc đáo dành cho những người yêu thích kiến trúc, thiết kế cảnh quan và nghệ thuật làm vườn, được thực hiện với sự cẩn trọng và đam mê nhằm mang đến trải nghiệm lắng nghe sống động và giàu cảm hứng.
William Robinson là ai?
William Robinson, sống trong giai đoạn thế kỷ mười chín đến thế kỷ hai mươi, là một trong những nhân vật quan trọng nhất trong lịch sử thiết kế cảnh quan. Ông được biết đến như người tiên phong của phong cách vườn tự nhiên. Trái ngược với những khu vườn mang tính hình thức và cầu kỳ theo phong cách cổ điển, Robinson khuyến khích việc tôn trọng vẻ đẹp tự nhiên của thực vật. Những ý tưởng của ông đã tạo nên một cuộc cách mạng trong tư duy thiết kế cảnh quan vào cuối thế kỷ mười chín và tiếp tục ảnh hưởng đến các kiến trúc sư, nhà thiết kế và nghệ sĩ trong suốt nhiều thế hệ sau này.
Không chỉ là một nhà thiết kế, Robinson còn là một tác giả xuất sắc. Các tác phẩm của ông, đặc biệt là “The Wild Garden” và “Garden Design and Architects' Gardens”, đã đặt nền móng cho sự thay đổi lớn trong cách tiếp cận thiết kế vườn và vẫn được xem như nguồn tài liệu quý giá cho đến ngày nay.
Được xuất bản lần đầu vào cuối thế kỷ mười chín, cuốn sách “Garden Design and Architects' Gardens” là một trong những tác phẩm mang tính biểu tượng của William Robinson. Cuốn sách là lời phê bình sắc sảo về những khu vườn hình thức quá cầu kỳ, thường được thiết kế bởi các kiến trúc sư không hiểu sâu về tự nhiên. Robinson nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thiết kế các khu vườn không chỉ đẹp mắt mà còn phải hòa hợp với thiên nhiên. Ông cổ vũ cho việc sử dụng cây cối, hoa lá theo đúng trạng thái tự nhiên của chúng để tạo nên những không gian gần gũi và bền vững.
Cuốn sách không chỉ là một dấu ấn lịch sử về thiết kế cảnh quan mà còn là một tuyên ngôn tư tưởng, đặt nền móng cho phong cách thiết kế vườn hiện đại. Những quan điểm tiến bộ trong sách đã thách thức những quy chuẩn thiết kế cổ điển và mở ra cách nhìn mới về vai trò của vườn trong kiến trúc. Bản sách nói tiếng Việt “Khu vườn của kiến trúc sư” là nỗ lực đầu tiên để đưa tác phẩm kinh điển này đến gần hơn với cộng đồng người yêu kiến trúc và cảnh quan tại Việt Nam. Dựa trên nội dung gốc, chúng tôi hy vọng sách nói không chỉ truyền tải tư tưởng sâu sắc của William Robinson mà còn giúp người nghe cảm nhận được tình yêu thiên nhiên mãnh liệt và niềm đam mê thiết kế của ông.
Chúng tôi không mong gì hơn ngoài việc sách nói này không chỉ là nguồn cảm hứng cho các nhà thiết kế chuyên nghiệp mà còn là một món quà tri thức dành cho bất kỳ ai muốn hiểu sâu hơn về mối liên kết giữa kiến trúc, con người và thiên nhiên.
Được xuất bản lần đầu vào cuối thế kỷ mười chín, cuốn sách “Garden Design and Architects' Gardens” là một trong những tác phẩm mang tính biểu tượng của William Robinson. Cuốn sách là lời phê bình sắc sảo về những khu vườn hình thức quá cầu kỳ, thường được thiết kế bởi các kiến trúc sư không hiểu sâu về tự nhiên. Robinson nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thiết kế các khu vườn không chỉ đẹp mắt mà còn phải hòa hợp với thiên nhiên. Ông cổ vũ cho việc sử dụng cây cối, hoa lá theo đúng trạng thái tự nhiên của chúng để tạo nên những không gian gần gũi và bền vững.
Cuốn sách không chỉ là một dấu ấn lịch sử về thiết kế cảnh quan mà còn là một tuyên ngôn tư tưởng, đặt nền móng cho phong cách thiết kế vườn hiện đại. Những quan điểm tiến bộ trong sách đã thách thức những quy chuẩn thiết kế cổ điển và mở ra cách nhìn mới về vai trò của vườn trong kiến trúc. Bản sách nói tiếng Việt “Khu vườn của kiến trúc sư” là nỗ lực đầu tiên để đưa tác phẩm kinh điển này đến gần hơn với cộng đồng người yêu kiến trúc và cảnh quan tại Việt Nam. Dựa trên nội dung gốc, chúng tôi hy vọng sách nói không chỉ truyền tải tư tưởng sâu sắc của William Robinson mà còn giúp người nghe cảm nhận được tình yêu thiên nhiên mãnh liệt và niềm đam mê thiết kế của ông.
Chúng tôi không mong gì hơn ngoài việc sách nói này không chỉ là nguồn cảm hứng cho các nhà thiết kế chuyên nghiệp mà còn là một món quà tri thức dành cho bất kỳ ai muốn hiểu sâu hơn về mối liên kết giữa kiến trúc, con người và thiên nhiên.
Bạn cần đăng nhập để nghe sách nói

Tác phẩm: Garden Design and Architects' Gardens
Tác giả: William Robinson
Năm xuất bản: 1892
Ngôn ngữ gốc: Tiếng Anh
Chuyển ngữ: Vi Hạ Vân
Kiểm tra bản dịch: Đạt Bùi
Âm thanh và hậu kỳ: Colin Tô
Một sản phẩm của Giả thuyết kiến trúc -Architecture Hypothesis
Các trích đoạn đáng chú ý
Dưới đây là một số trích đoạn được Giả thuyết kiến trúc chọn ra từ cuốn sách của William Robinson, nhằm giúp quý thính giả có thể cảm nhận rõ hơn về các vấn đề đáng suy ngẫm mà ông đã đặt ra trong tác phẩm Khu vườn của kiến trúc sư.
“Vấn đề là, Khi thiết kế vườn, liệu chúng ta có nên bỏ qua ngôi nhà và cố gắng tái hiện thiên nhiên hoang dã trong khu vườn một cách tốt nhất? "Tái hiện thiên nhiên hoang dã" không phải là mục tiêu của việc làm vườn.
Điểm cuốn hút của khu vườn chính là vẻ đẹp sống động của thiên nhiên, nhưng điều này không thể thực hiện được nếu thiếu sự chăm sóc và nuôi dưỡng ngay từ đầu! Dù đó là cây tuyết tùng Atlas, cây bách phương Đông, cây hoa bách hợp hay cây nguyệt quế núi Mỹ, tất cả đều cần được chăm sóc đúng cách trong giai đoạn đầu. Chúng ta cần hiểu rõ đặc tính sinh trưởng của từng loài để trồng chúng ở nơi phù hợp, một yếu tố rất quan trọng.
Và với những cây quý hiếm, việc đặt chúng ở vị trí đẹp, nổi bật trong khu vườn càng trở nên cần thiết. Những nơi này, dù được thiết kế theo phong cách tối giản hay tinh tế, đều cần sự chăm chút nhất định. Nếu muốn tái hiện thiên nhiên hoang dã, có lẽ chúng ta nên để dành không gian ở những vùng xa hơn trong khu đất! Một cây hoa còi cọc, thiếu sức sống được trồng cẩu thả không thể nào sánh được với vẻ rực rỡ của một bông hồng leo lớn màu vàng tươi.
Cả hai đều là sản phẩm của sự chăm sóc, nhưng vẻ đẹp của chúng khác biệt một trời một vực! Có rất nhiều hình thái "thiên nhiên được nuôi dưỡng," và cũng không ít trường hợp gây cảm giác thiếu hài hòa, thậm chí xấu xí.”
“Nguyên tắc cơ bản mà nghệ thuật thiết kế cảnh quan nên dựa vào, đã được các kiến trúc sư Blomfield và Thomas tuyên bố như sau: "Bất kỳ điều gì thiên nhiên làm đều đúng; vậy nên hãy đi và sao chép y nguyên" Đây là một cách nhìn phiến diện và thiếu chiều sâu đối với nghệ thuật thực thụ, không chỉ trong thiết kế cảnh quan mà còn trong tất cả các loại hình nghệ thuật khác.
Ý tưởng cốt lõi và bản chất của nghệ thuật cảnh quan là chọn lọc những gì đẹp đẽ—chứ không phải sao chép những cảnh quan đơn điệu như sa mạc muối ở Utah, một cánh đồng đầy cỏ dại, một sườn núi đá mục ở xứ Wales, hay đầm lầy Allen, và vô số cảnh vật trong thiên nhiên khác vốn mang lại cảm giác nhàm chán, dù đôi lúc cũng có thể có vẻ đẹp riêng, như sự bao la của một vùng đầm lầy. Trong một khu vườn, chúng ta có thể tạo ra một cụm Thông Scotch đẹp về hình dáng không kém gì một cụm cây hoang dã trong tự nhiên. Cũng như vậy với cây Tuyết tùng Liban và nhiều loài cây đẹp khác trên thế giới. Chúng ta có thể thiết kế các mỏm đá phủ đầy hoa dại vùng núi, hoặc những bãi cỏ được viền bởi những hàng cây mọc tự nhiên, duyên dáng không kém gì các thảm cỏ vùng núi Jura.
Tượng thần Vệ Nữ Milo được tạo hình từ hình mẫu của một người phụ nữ mang nét đẹp cao quý, không phải là hình ảnh của một người phụ nữ bình thường. Những con ngựa trên phù điêu đền Parthenon đại diện cho giống ngựa phương Đông đẹp nhất—tràn đầy sức sống và vẻ đẹp, chứ không phải những con ngựa ốm yếu. Các họa sĩ phong cảnh vĩ đại như Corot, Turner và Troyon không chọn những thứ xấu xí chỉ vì chúng tự nhiên, mà tìm kiếm sự kết hợp hài hòa giữa đồng cỏ, đồi núi, rừng cây, dòng nước, cây cối, hoa lá, và bãi cỏ, chọn lọc những bố cục tốt nhất, sau đó chờ đợi khoảnh khắc ánh sáng đẹp nhất vào buổi sáng hay chiều tà để tạo nên những bức tranh tuyệt đẹp! Tuy nhiên, họ luôn làm việc dựa trên sự nghiên cứu tỉ mỉ từ thiên nhiên và từ những hiểu biết sâu rộng tích lũy qua việc quan sát thiên nhiên—và đây cũng chính là con đường duy nhất đúng đắn cho người thiết kế cảnh quan. Tất cả các loại hình nghệ thuật chân chính và vĩ đại chỉ có thể được xây dựng dựa trên những quy luật bất biến của thiên nhiên."